Sau tuổi 35 những điều đặc biệt chú ý về rối loạn kinh nguyệt

Đa phần chị em sau 35 tuổi thường gặp một trong các kiểu rối loạn kinh nguyệt sau, đôi khi, có những trường hợp gặp nhiều kiểu cùng lúc làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày. 

1. Vòng kinh không đều, quá ngắn hoặc quá dài

Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là 28-35 ngày, với 3-5 ngày hành kinh. Tuy nhiên, bước sang tuổi 35, nhiều phụ nữ có vòng kinh bị xáo trộn. Cụ thể là vòng kinh ngắn dưới 25 ngày hoặc quá dài trên 35 ngày.

Để kiểm tra xem chu kỳ kinh nguyệt của bạn có đều hay không, cần phải tính từ ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt trước cho đến ngày đầu tiên (xuất hiện máu kinh) của chu kỳ tiếp theo là bao nhiêu ngày và theo dõi chu kỳ trong ba tháng. Nếu số ngày giữa các chu kỳ kinh khác nhau đáng kể, có thể khẳng định bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt.

Nếu thời điểm hành kinh của bạn chỉ cách nhau 2 tuần (thậm chí 1 tuần) và kéo dài trong nhiều tháng, bạn cần  nhanh chóng đến gặp chuyên gia sản phụ khoa để tìm nguyên nhân. 

Trong trường hợp chậm kinh trên 10 ngày mà không có liên quan đến việc mang thai, rất có thể tình trạng rối loạn kinh nguyệt của bạn liên quan đến những vấn đề sức khỏe. Tình trạng không có kinh nguyệt trong vài tháng cũng thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sau 35. Trung bình, độ tuổi mãn kinh của phụ nữ là 52 tuổi. Nếu không có kinh liên tục trong 12 tháng, bạn sẽ chính thức bước vào giai đoạn mãn kinh.

2. Kinh nguyệt ra quá nhiều hoặc quá ít

Trung bình, lượng máu kinh mất đi trong một chu kỳ kinh là khoảng 80ml. Nếu một người phụ nữ có vòng kinh bình thường, nhưng số ngày hành kinh ít hơn 3 ngày và lượng máu kinh mất đi ít hơn 20ml thì được gọi là kinh nguyệt ít.

Ngược lại, nếu một người phụ nữ có số ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày và lượng máu kinh mất đi hàng tháng vượt quá 80ml thì gọi là kinh nguyệt nhiều, nếu vượt quá 200ml thì là quá nhiều.

Dấu hiệu cho thấy lượng kinh ra nhiều là bạn phải thay băng vệ sinh sau mỗi 2-3 tiếng cùng các triệu chứng sức khỏe khác như người mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt…

 

Hình ảnh Các kiểu rối loạn kinh nguyệt cần đặc biệt chú ý sau tuổi 35

Theo các chuyên khoa phụ sản và sinh sản lâm sàng (ĐH California, San Francisco – Mỹ), trong độ tuổi 30 – 45, ít nhất 30% phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt. 

Rối loạn kinh nguyệt không chỉ ảnh hưởng đến chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt mà còn gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe của người phụ nữ và cả gây trở ngại trong việc quan hệ vợ chồng.

Với sức khỏe, không chỉ dừng lại ở những triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược, làn da xanh xao, rối loạn kinh nguyệt kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu, tim loạn nhịp, thở gấp… và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Đặc biệt, rối loạn kinh nguyệt cũng làm giảm khả năng thụ thai và nếu không hỗ trợ khắc phục kịp thời có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới.

Hình ảnh Các kiểu rối loạn kinh nguyệt cần đặc biệt chú ý sau tuổi 35

Kinh nguyệt điều hòa sẽ cho người phụ nữ biết rằng tình trạng nội tiết tố đang cân bằng

Ngoài nguyên nhân chủ yếu là do xáo trộn bộ 3 nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt cũng có thể do một số nguyên nhân khác như nhiễm trùng, khối u ác tính, một số bệnh mạn tính, chấn thương, sử dụng một vài loại thuốc nhất định như viên tránh thai, tránh thai khẩn cấp sau giao hợp. Vì thế, nếu đang gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau tuổi 35, bạn cần tìm nguyên nhân chính xác để sớm tìm ra cách cải thiện kịp thời cho sức khỏe.

Chia sẻ

Sức khỏe

Vai trò của nội tiết tố nữ estrogen với sắc đẹp & sức khỏe

Vai trò của nội tiết tố nữ estrogen với sắc đẹp & sức khỏe

Nội tiết tố nữ estrogen có vai trò quan trọng cho sức khỏe phụ nữ. Sự thiếu hụt estrogen khiến cơ thể có nhiều thay đổi...

Chi tiết...

Đặt câu hỏi

Gửi đi